Sẹo là gì? Phân loại sẹo và cách điều trị mà bạn nên biết
Để có thể “đánh bay” được những vết sẹo xấu xí trên làn da của mình thì điều đầu tiên bạn cần làm chính là hiểu về sẹo là gì cũng như loại sẹo mà làn da bạn đang gặp phải. Sau đây hãy cùng Cocolux đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi Sẹo là gì? Phân loại sẹo và cách chữa trị mà bạn nên biết:
Sẹo là gì?
Sẹo là một mô sợi được hình thành để có thể thay thế cho một vùng da bị tổn thương trên cơ thể. Khi làn da bạn bị tổn thương, da sẽ phải trải qua 3 giai đoạn: sưng viêm - tăng sinh - tái tạo. Hình dáng của sẹo và cách chữa trị sẹo sẽ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như độ sâu, kích cỡ, vị trí vết thương, ngoài ra còn có độ tuổi, giới tính, gen của người bị thương. Do đó, có khá nhiều cách trị sẹo khác nhau mà bạn có thể áp dụng. Để có thể đưa ra được cách điều trị sẹo tốt nhất, các bạn nên hiểu rõ hơn về phân loại và cách nhận biết từng loại sẹo cụ thể.
Phân biệt các loại sẹo phổ biến nhất hiện nay
Sẹo lồi
Sẹo lồi là kết quá của quá trình tăng sinh Collagen, thường xuất hiện ở những người có làn da sẫm màu, đặc biệt là người Châu Phi và Châu Á. Sẹo thường thường gây ra cảm giác ngứa, đau , căng cứng và đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ của loại sẹo này khi xuất hiện trên da.
Kích thước của sẹo lồi tuỳ thuộc vào tình trạng tổn thương da lúc đầu và chúng cũng có nguy cơ lớn dần theo thời gian. Hiện nay, cách điều trị sẹo lồi thường thấy nhất là áp lạnh, phẫu thuật, tiêm steroid hoặc silicon để nhanh chóng làm mờ vết sẹo.
Sẹo lõm
Sẹo lõm được hình thành do sự thiếu hụt của các mô bên dưới da, điều này làm vùng da xung quanh của vết thương bị kéo xuống. Đây được xem là hệ quả của quá trình phục hồi da sau khi làn da bị tổn thương. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các chất collagen và elastin bị đứt gãy, ảnh hưởng tới các mô liên kết khiến làn da khó có thể phục hồi trở lại như ban đầu.
Sẹo co rút
Đây là loại sẹo thường xuất hiện do biến chứng của các vết thương nghiêm trọng do tai nạn, bỏng… Các vết thương này gây kéo rút da hoặc cũng có thể ăn sâu vào da và ảnh hưởng tới các cơ, các dây thần kinh, từ đó làm giảm khả năng vận động.
Sẹo phì đại
Các vết sẹo phi đại thường lớn và đỏ khá giống với sẹo lồi, thế nhưng chúng sẽ không lan ra khỏi vùng da bị tổn thương. Cách điều trị sẹo phì đại chủ yếu là phẫu thuật, tiêm steroid hoặc tiêm silicon để hỗ trợ làm mờ sẹo.
Các cách trị sẹo phổ biến mà bạn nên biết
Dưới đây là một số cách trị sẹo mà bạn có thể áp dụng, cụ thể:
- Các loại thuốc được kê đơn hoặc không cần kê đơn: hỗ trợ làm mờ sẹo, tuy nhiên, nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Phẫu thuật xóa sẹo: Đây là phương pháp điều trị sẹo nhanh và hiệu quả nhất đối với các tình trạng sẹo nghiêm trọng.
- Tiêm thuốc: Với các vết sẹo như sẹo lồi, sẹo phì đại, bác sĩ sẽ tiêm mũi steroid để hỗ trợ làm phẳng các vết sẹo trên da. Phương pháp này có thể sử dụng như một cách điều trị độc lập hoặc kết hợp với một số các phương pháp trị sẹo khác.
- Gel trị sẹo: Giúp điều tiết sự hình thành của mô liên kết dưới da, thường được áp dụng để điều trị sẹo lõm, sẹo lồi.
- Kem trị sẹo: Chứa các thành phần như chiết xuất Bromelain từ thiên nhiên như trái dứa, nha đam, nghệ vàng, mật ong, hành tây… Song, cách trị seo này đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian để làm mờ sẹo.
Một số tips chăm sóc vết thương hở không để lại sẹo trên da
Thực tế rằng, có khá nhiều cách điều trị sẹo khác nhau tùy thuộc vào loại vết thương cũng như mức độ tổn thương trên da. Chăm sóc các vết thương trên da đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa khả năng để lại sẹo trên da. Dưới đây là một số tips mà bạn nên biết để chăm sóc vết thương hở không để lại sẹo trên da:
- Làm sạch vết thương: Khi không may bị thương, việc đầu tiên bạn nên làm là làm sạch vết thương với nước. Hãy rửa nhẹ nhàng xung quanh vết thương rồi lấy khăn thấm sạch nước. Lưu ý: Ban đầu không nên làm sạch vết thương với oxy già hay rượu, bởi thao tác này có thể làm tổn hại các mô dưới da, khiến vết thương trên da lâu lành hơn.
- Băng bó vết thương: Hành động này giúp ngăn bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Không bóc vảy khi vết thương lành: Lớp vảy này thường xuất hiện khi vết thương đã dần lành lại và thường gây ngứa. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên gãi hay bóc lớp vảy này. Điều này vô tình khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm vết sẹo lớn hơn.
Trên đây là những thông tin chi tiết xoay giải đáp cho câu hỏi Sẹo là gì? Phân loại sẹo cũng như một số cách điều trị sẹo phổ biến hiện nay. Hy vọng, bài viết này có thể giúp bạn chăm sóc làn da không may bị thương của mình một cách tốt hơn, hạn chế nguy cơ để lại sẹo trên da.
Kem Trị Sẹo Của Nhật
Kem trị sẹo của Nhật hiện đang được đánh giá rất tốt hiện nay, với tác dụng làm mờ sẹo do mụn, vết thương, kể cả những vết sẹo lâu năm. Cùng Cocolux lý giải sức hút của các sản phẩm này qua bài viết dưới đây.
Dùng kem tan mỡ bụng có thật sự hiệu quả không?
Dùng kem tan mỡ bụng đang là một trong những phương pháp giảm mỡ quen thuộc và được đông đảo người áp dụng bởi sự nhanh chóng, tiện lợi và dễ sử dụng. Vậy liệu kem tan mỡ bụng có thật sự đem lại hiệu quả hay không? Hãy cùng Cocolux đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tin tức liên quan
Giảm cân bằng trà xanh đơn giản, HIỆU QUẢ 99%
Tất tần về cách giảm cân bằng sả, liệu có hiệu quả như lời đồn?
Giảm cân với cần tây - Mách bạn công thức nước ép cần tây ngon