0988888825
cocolux
Giỏ hàng 0 hotline Hỗ trợ
Khách hàng

Bật mí công thức làm mặt nạ tại nhà đơn giản, hiệu quả, đảm bảo ai cũng thực hiện được

Đắp mặt nạ là một bước chăm sóc da quan trọng, giúp cung cấp dưỡng chất và giải quyết các vấn đề về da. Ngày nay, càng có nhiều người thích tự làm mặt nạ tại nhà để đảm bảo an toàn và tiết kiệm. Bài viết dưới đây, Cocolux sẽ gửi đến bạn một số cách làm mặt nạ đơn giản tại nhà.

Xem thêm Mặt Nạ

Mục lục:

    Bật mí công thức làm mặt nạ tại nhà đơn giản, hiệu quả, đảm bảo ai cũng thực hiện được

    1. Ưu điểm khi làm mặt nạ tại nhà

    Làm mặt nạ tại nhà mang lại nhiều ưu điểm, đặc biệt là với những ai quan tâm đến việc chăm sóc da an toàn và tự nhiên. Dưới đây là những lợi ích chính:

    Thành phần tự nhiên, an toàn

    Khi tự làm mặt nạ, bạn có thể lựa chọn các nguyên liệu sạch, hữu cơ, không chứa hóa chất bảo quản hay hương liệu nhân tạo, giúp hạn chế nguy cơ kích ứng da.

    Phù hợp với từng loại da

    Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh công thức để đáp ứng nhu cầu cụ thể của làn da như cấp ẩm, làm sáng, trị mụn hoặc làm dịu làn da kích ứng.

    Tiết kiệm chi phí

    So với việc mua các loại mặt nạ cao cấp, tự làm mặt nạ tại nhà giúp bạn giảm đáng kể chi phí vì nguyên liệu thường có sẵn trong bếp hoặc dễ dàng tìm mua với giá thành hợp lý.

    Tươi mới và giàu dưỡng chất

    Mặt nạ tự làm không chứa chất bảo quản nên luôn đảm bảo độ tươi mới, giúp da hấp thụ tối đa dưỡng chất từ các thành phần thiên nhiên như mật ong, sữa chua, nha đam, bột yến mạch,…

    Giảm thiểu nguy cơ kích ứng

    Không giống như một số sản phẩm thương mại có thể chứa cồn, paraben hoặc chất tạo màu, mặt nạ tự làm tại nhà có công thức hoàn toàn thiên nhiên, giúp giảm nguy cơ gây dị ứng, đặc biệt là đối với làn da nhạy cảm.

    Dễ thực hiện và linh hoạt

    Bạn có thể nhanh chóng làm mặt nạ từ các nguyên liệu đơn giản mà không cần công thức quá phức tạp, đồng thời có thể điều chỉnh tỷ lệ phù hợp với sở thích cá nhân.

    Thân thiện với môi trường

    Sử dụng nguyên liệu tự nhiên giúp hạn chế rác thải nhựa từ bao bì sản phẩm, góp phần bảo vệ môi trường.

    2. Cách làm một số loại mặt nạ tự nhiên tại nhà

    Dưới đây là các công thức mặt nạ thiên nhiên đơn giản, dễ làm tại nhà, phù hợp với từng nhu cầu cụ thể của làn da.

    2.1. Mặt nạ dưỡng ẩm

    Mặt nạ nha đam và mật ong

    Công dụng: Dưỡng ẩm sâu, làm dịu da và hỗ trợ phục hồi da nhạy cảm.

    Cách làm:

    • Lấy 2 thìa gel nha đam tươi, trộn với 2 thìa mật ong nguyên chất.
    • Thoa đều lên mặt, để khoảng 15-20 phút rồi rửa lại với nước ấm.
    • Dùng 2-3 lần/tuần để duy trì độ ẩm cho da.

    Mặt nạ sữa chua không đường và mật ong

    Công dụng: Cung cấp độ ẩm, giúp da mềm mịn và sáng khỏe.

    Cách làm:

    • Trộn 2 thìa sữa chua không đường với 2 thìa mật ong.
    • Thoa lên mặt, massage nhẹ nhàng và để yên trong 15-20 phút.
    • Rửa sạch với nước ấm.

    Mặt nạ bơ và dầu oliu

    Công dụng: Dưỡng ẩm chuyên sâu, phục hồi làn da khô và thiếu sức sống.

    Cách làm:

    • Nghiền nhuyễn 1/2 quả bơ chín, trộn với 1 thìa dầu oliu.
    • Thoa đều hỗn hợp lên mặt, giữ khoảng 15-20 phút.
    • Rửa sạch với nước ấm.

    2.2. Mặt nạ làm sáng da

    Mặt nạ chanh và mật ong

    Công dụng: Làm sáng da, mờ thâm và kiểm soát dầu.

    Cách làm:

    • Trộn nửa thìa nước cốt chanh với 1 thìa mật ong.
    • Thoa lên mặt, tránh vùng mắt và môi, để trong 10-15 phút.
    • Rửa sạch với nước ấm. Lưu ý sử dụng kem chống nắng sau khi dùng để bảo vệ da.

    Mặt nạ nghệ và sữa chua không đường

    Công dụng: Giúp da sáng mịn, hỗ trợ mờ thâm và giảm viêm.

    Cách làm:

    • Trộn 1 thìa bột nghệ với 1 thìa sữa chua không đường (có thể trộn thêm với 1/2 thìa mật ong).
    • Thoa đều lên mặt, để trong 10-15 phút.
    • Rửa sạch với nước ấm.

    Mặt nạ cà chua và sữa tươi không đường.

    Công dụng: Làm sáng da, cung cấp độ ẩm và làm dịu da.

    Cách làm:

    • Loại bỏ vỏ và hạt cà chua, nghiền nhuyễn 1/2 quả cà chua, trộn với 2 thìa sữa tươi không đường.
    • Đắp lên mặt, để trong 10-15 phút rồi rửa sạch với nước mát.

    2.3. Mặt nạ trị mụn

    Mặt nạ trà xanh và mật ong

    Công dụng: Kháng khuẩn, giảm viêm và làm dịu vùng da bị mụn.

    Cách làm:

    • Trộn 2 thìa bột trà xanh với 2 thìa mật ong.
    • Thoa đều lên mặt, để yên trong 15 phút rồi rửa sạch với nước mát.
    • Dùng 2-3 lần/tuần để hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả.

    Mặt nạ đất sét và giấm táo

    Công dụng: Hút dầu thừa, làm sạch sâu và hỗ trợ ngăn ngừa mụn.

    Cách làm:

    • Trộn 1 thìa bột đất sét với 1 thìa giấm táo và 1 thìa nước lọc để tạo hỗn hợp sệt.
    • Thoa lên da, để khô tự nhiên trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch với nước ấm.

    Mặt nạ yến mạch và mật ong

    Công dụng: Làm dịu da, giảm sưng đỏ và hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông.

    Cách làm:

    • Trộn 5 thìa bột yến mạch với 3 thìa mật ong.
    • Đắp lên mặt, massage nhẹ nhàng và để trong 15-20 phút.
    • Rửa sạch với nước ấm.

    2.4. Mặt nạ se khít lỗ chân lông

    Mặt nạ lòng trắng trứng gà và chanh

    Công dụng: Làm sạch da, giúp da săn chắc và hỗ trợ thu nhỏ lỗ chân lông.

    Cách làm:

    • Đánh bông 1 lòng trắng trứng, thêm 1 thìa nước cốt chanh.
    • Thoa lên da, để khô khoảng 15 phút rồi rửa sạch.

    Mặt nạ dưa leo, sữa chua không đường và sữa chua

    Công dụng: Cấp nước, làm dịu da và hỗ trợ se khít lỗ chân lông.

    Cách làm:

    • Trộn đều 1 thìa nước ép dưa leo với 2 thìa bột cà chua và 1 thìa sữa chua.
    • Đắp lên mặt trong 15 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.

    Mặt nạ cà rốt và mật ong

    Công dụng: Làm sạch da, cải thiện độ đàn hồi và thu nhỏ lỗ chân lông.

    Cách làm:

    • Luộc hoặc hấp chín 1/2 củ cà rốt, nghiền nhuyễn và trộn với 1 thìa mật ong.
    • Thoa lên mặt, để yên trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

    3. Cách dùng mặt nạ tự làm tại nhà

    Sử dụng mặt nạ tự làm từ nguyên liệu thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho làn da, nhưng cần thực hiện đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu và tránh kích ứng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng mặt nạ tự nhiên tại nhà.

    3.1. Chuẩn bị trước khi đắp mặt nạ

    Làm sạch da kỹ lưỡng

    • Tẩy trang: Đây là bước làm sạch quan trọng mà bạn nên làm hàng ngày, kể cả khi có make-up hay không.
    • Rửa mặt: Dùng sữa rửa mặt phù hợp với loại da để làm sạch sâu, giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
    • Tẩy tế bào chết (1-2 lần/tuần): Loại bỏ da chết giúp mặt nạ thẩm thấu nhanh hơn, nhưng không nên tẩy da chết quá thường xuyên vì có thể làm mỏng bề mặt da, dễ khiến da bị kích ứng.
    • Kiểm tra kích ứng (nếu cần): Trước khi sử dụng mặt nạ, nên thử trên một vùng da nhỏ (cổ tay, dưới cằm hoặc sau tai) để kiểm tra xem có bị dị ứng hay không.

    3.1. Tiến hành đắp mặt nạ tự nhiên đúng cách

    Bước 1: Thoa mặt nạ

    • Dùng cọ hoặc tay sạch để thoa mặt nạ đều lên toàn bộ khuôn mặt, tránh vùng mắt và môi vì đây là vùng da nhạy cảm.
    • Nếu mặt nạ có kết cấu lỏng, có thể dùng bông tẩy trang hoặc mặt nạ giấy để thấm hỗn hợp và đắp lên da.

    Bước 2: Thư giãn và để mặt nạ thẩm thấu

    • Giữ mặt nạ trong khoảng 15-20 phút.
    • Tránh để mặt nạ khô quá lâu vì có thể khiến da bị hút ẩm ngược, dẫn đến khô da.

    Bước 3: Rửa sạch mặt nạ

    • Dùng nước ấm để rửa sạch mặt nạ, kết hợp massage nhẹ nhàng theo chiều từ dưới lên trên để tăng tuần hoàn máu.
    • Sau đó, rửa lại bằng nước mát để giúp se khít lỗ chân lông.

    3.3. Chăm sóc da sau khi đắp mặt nạ

    Dưỡng ẩm ngay sau khi đắp mặt nạ

    • Dùng toner để cân bằng độ pH và se khít lỗ chân lông.
    • Thoa serum và kem dưỡng phù hợp với loại da để khóa ẩm, giúp da hấp thụ dưỡng chất lâu hơn.

    Bảo vệ da bằng kem chống nắng

    • Nếu đắp mặt nạ vào ban ngày, cần thoa kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV, đặc biệt là với mặt nạ dưỡng sáng, mặt nạ chứa chanh hoặc nghệ.

    4. Những lưu ý khi làm mặt nạ tại nhà

    Làm mặt nạ tại nhà từ nguyên liệu thiên nhiên là một cách chăm sóc da an toàn, lành tính và tiết kiệm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau.

    4.1. Lựa chọn nguyên liệu phù hợp với loại da

    Mỗi loại da có những đặc điểm riêng, do đó cần lựa chọn nguyên liệu phù hợp để tránh gây kích ứng hoặc tác dụng ngược.

    • Da khô: Nên sử dụng nguyên liệu có tính dưỡng ẩm cao như bơ, mật ong, sữa chua, dầu oliu,...
    • Da dầu: Nên chọn các thành phần giúp kiểm soát bã nhờn như trà xanh, đất sét, giấm táo, chanh,...
    • Da nhạy cảm: Tránh nguyên liệu có tính axit mạnh như chanh, giấm táo, nghệ vì có thể gây kích ứng. Nên dùng nha đam, yến mạch hoặc dưa leo.
    • Da mụn: Nên ưu tiên thành phần kháng khuẩn, chống viêm như nghệ, mật ong, trà xanh, lô hội, yến mạch,...

    4.2. Kiểm tra độ kích ứng trước khi sử dụng

    Trước khi đắp mặt nạ lên mặt, nên thử trên một vùng da nhỏ như cổ tay hoặc sau tai. Nếu sau 24 giờ không có dấu hiệu kích ứng như mẩn đỏ, ngứa rát thì có thể sử dụng.

    4.3. Sử dụng nguyên liệu tươi, sạch, không chứa hóa chất độc hại

    • Tìm mua nguyên liệu ở những nơi uy tín: Mặc dù là những nguyên liệu thiên nhiên nhưng bạn cũng cần hết sức lưu ý khi mua các thành phần này. Nên chọn mua ở những cửa hàng chuyên về rau củ quả, đã có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và có độ uy tín cao. Ngày nay, các cửa hàng thực phẩm organic khá phổ biến nên sẽ không khó để bạn tìm mua nguyên liệu sạch để làm mặt nạ.
    • Chọn nguyên liệu chất lượng: Chọn nguyên liệu tươi, không bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu nấm mốc. Tránh dùng sản phẩm chứa hóa chất bảo quản hoặc thuốc trừ sâu (nên chọn nguyên liệu hữu cơ nếu có thể).
    • Rửa kỹ nguyên liệu: Rửa sạch nguyên liệu trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
    • Bảo quản nguyên liệu đúng cách: Để nguyên liệu ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

    4.4. Không trộn quá nhiều thành phần cùng một lúc

    • Mỗi loại mặt nạ chỉ nên kết hợp 2-3 nguyên liệu chính để đảm bảo hiệu quả.
    • Tránh trộn các thành phần có tính chất đối lập như: chanh (tẩy mạnh) và sữa chua (nhẹ dịu), nghệ và giấm táo (có thể gây kích ứng mạnh).

    4.5. Chỉ sử dụng lượng vừa đủ và đắp trong thời gian hợp lý

    • Đắp mặt nạ trong khoảng 15-20 phút là đủ. Để quá lâu có thể khiến da bị hút ẩm ngược, gây khô da hoặc kích ứng.
    • Không đắp mặt nạ tự nhiên quá dày vì có thể làm bít tắc lỗ chân lông.

    4.6. Không để mặt nạ qua đêm hoặc bảo quản lâu dài

    • Mặt nạ tự nhiên không chứa chất bảo quản, chỉ nên dùng ngay sau khi pha trộn.
    • Nếu cần bảo quản, nên để trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng.

    4.7. Không dùng mặt nạ quá thường xuyên

    • Tần suất hợp lý là 2-3 lần/tuần, tùy thuộc vào loại da.
    • Đắp quá nhiều có thể khiến da bị quá tải, mất cân bằng độ ẩm và dễ kích ứng.

    4.8. Không sử dụng cho da bị thương

    Tránh đắp mặt nạ lên vùng da đang bị thương, viêm nhiễm hay những vùng da đang có vết thương hở.

    4.8. Chăm sóc da sau khi đắp mặt nạ

    • Rửa sạch bằng nước ấm, sau đó có thể rửa mặt thêm một lần nữa lvới nước lạnh vừa phải để se khít lỗ chân lông.
    • Thoa toner để cân bằng pH cho da.
    • Dưỡng ẩm để giữ lại độ ẩm và dưỡng chất trên da.
    • Bôi kem chống nắng vào ban ngày nếu mặt nạ có thành phần dễ bắt nắng như chanh, nghệ.

    4.9. Kết hợp với quy trình chăm sóc da khoa học

    Mặt nạ tự nhiên chỉ hỗ trợ một phần trong chu trình dưỡng da. Vẫn cần sử dụng sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm và các sản phẩm chuyên sâu khác (như serum, kem chống nắng) để chăm sóc da toàn diện.

    Có thể thấy, làm mặt nạ tại nhà không khó, bạn có thể tận dụng những loại rau, củ quả có sẵn tại nhà để thực hiện. Trên đây là một số gợi ý của Cocolux để bạn có thể làm một số  loại mặt nạ tại nhà. Hy vọng đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. 

    Blog cùng phong cách

    Tin tức liên quan

    Cách đắp mặt nạ trà xanh hiệu quả

    Cách đắp mặt nạ trà xanh hiệu quả

    datetime 01/04/2025 15:21:52
    Trà xanh là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc trong việc làm đẹp. Mặt nạ trà xanh được nhiều người yêu thích vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho làn da. Hiện nay, ngày càng có nhiều người sử dụng mặt nạ trà xanh để chăm sóc da tại nhà. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đắp mặt nạ trà xanh đúng. Bài viết dưới đây, Cocolux sẽ đem đến cho bạn cách đắp mặt nạ trà xanh hiệu quả.
    Mặt nạ sữa chua không đường có tốt không? Gợi ý 10 cách làm mặt nạ sữa chua không đường tại nhà

    Mặt nạ sữa chua không đường có tốt không? Gợi ý 10 cách làm mặt nạ sữa chua không đường tại nhà

    datetime 20/03/2025 10:09:34
    Sữa chua không đường là một nguyên liệu tự nhiên quen thuộc trong việc làm đẹp. Mặt nạ sữa chua không đường được nhiều người yêu thích vì những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho làn da. Ngày nay, càng có nhiều người sử dụng mặt nạ sữa chua không đường để skincare tại nhà. Bài viết này, Cocolux sẽ gửi đến bạn 10 cách làm mặt nạ sữa chua không đường tại nhà đơn giản, hiệu quả.
    Đắp mặt nạ đất sét bao lâu thì nên rửa

    Đắp mặt nạ đất sét bao lâu thì nên rửa

    datetime 20/03/2025 09:42:51
    Bên cạnh mặt nạ giấy, mặt nạ đất sét là một sản phẩm chăm sóc da được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là đối với da dầu và da mụn. Tuy nhiên, việc đắp mặt nạ đất sét bao lâu là đúng cách thì không phải ai cũng biết. Nhiều người nghĩ rằng đắp mặt nạ đất sét càng lâu càng tốt, nhưng điều này là một quan niệm sai lầm. Bài viết dưới đây Cocolux sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho bạn về vấn đề này.