0988888825
cocolux
Giỏ hàng 0 hotline Hỗ trợ
Khách hàng

Tiêu chuẩn ISO 22715 về Bao bì Mỹ phẩm có ràng buộc pháp lý không?

Tiêu chuẩn ISO 22715 không ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên, đây là tiêu chuẩn chung mà hầu hết các quốc gia áp dụng
Mục lục:
    image

    ISO 22715 ra đời bởi nhu cầu cần một tiêu chuẩn nhất định liên quan đến sản xuất và đóng gói các sản phẩm được sử dụng trong gia đình hoặc doanh nghiệp. Đây là tiêu chuẩn hóa về việc đóng gói mỹ phẩm trên phạm vi toàn thế giới.

     

    ISO là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế, được thành lập vào năm 1947, đây là một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Geneva, liên tục tạo ra các tiêu chuẩn mới và cập nhật những tiêu chuẩn cũ. Tổ chức này có 162 thành viên và đại diện cho các tiêu chuẩn quốc tế tại 196 quốc gia (chiếm khoảng 97% dân số thế giới). Từ tháng 5 năm 2016 đến nay đã có hơn 21.500 tiêu chuẩn ISO được ban hành.

     

    Các tiêu chuẩn ISO giúp hình thành các chính sách công và mục tiêu kinh doanh có lợi cho công chúng. Tổ chức này sẽ nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn mới theo yêu cầu khi các ngành và các bên liên quan có nhu cầu. ISO giám sát các ủy ban kỹ thuật bao gồm các tổ chức phi chính phủ khác, đại diện từ các cơ quan chính phủ, tổ chức người tiêu dùng, phòng thử nghiệm và học giả. ISO duy trì bản quyền đối với các tiêu chuẩn được phát triển bởi các ủy ban kỹ thuật này. Tổ chức này cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ tài sản trí tuệ.

    Tiêu chuẩn ISO 22715 là gì?

    ISO 22715 cung cấp các thông số kỹ thuật cho việc đóng gói và ghi nhãn của tất cả các sản phẩm mỹ phẩm được bán hoặc phân phối. Những sản phẩm nào thuộc danh mục mỹ phẩm sẽ được quy định theo từng quốc gia. Trong một số trường hợp, các quy định quốc gia về mỹ phẩm có thể nghiêm ngặt hơn so với quy định trong ISO 22715.

     

    Theo ISO 22715, bao bì mỹ phẩm phải được thiết kế theo các thông số kỹ thuật do nhà sản xuất cung cấp để đảm bảo sản phẩm không bị hư hại trong quá trình bảo quản, vận chuyển và xử lý. Bao bì cũng phải đủ tiêu chuẩn bảo vệ sản phẩm khỏi bị hư hỏng và các điều kiện khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.

     

    Các thông số kỹ thuật để ghi nhãn bao bì mỹ phẩm cũng được cung cấp trong ISO 22715. Các thông số kỹ thuật này bao gồm:

     

    - Các thông tin sẽ xuất hiện trên bao bì, ví dụ như:

    • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
    • Danh sách các thành phần (chiếm trên 1% có trong sản phẩm) theo thứ tự % giảm dần của chúng và tiếp theo là các chất tạo màu.
    • Công dụng của sản phẩm.
    • Hướng dẫn bảo quản.
    • Hướng dẫn sử dụng.
    • Các cảnh báo về tác dụng không mong muốn và cách phòng ngừa.
    • Trọng lượng tại thời điểm đóng gói.

     

    - Quy định về cách sắp xếp, bố trí thông tin trên bao bì.

    - Yêu cầu đối với bao bì sơ cấp và bao bì thứ cấp (nếu có).

    - Ngày sản xuất hoặc số lô sản xuất.

    Tính liên quan pháp lý của ISO 22715

    Mặc dù ISO 22715 không ràng buộc về mặt pháp lý, tuy nhiên, đây là tiêu chuẩn chung mà hầu hết các quốc gia áp dụng cho việc đóng gói và ghi nhãn các sản phẩm mỹ phẩm. Các cơ quan quản lý quốc gia coi các tiêu chuẩn ISO là hướng dẫn thực hành tốt nhất cho các lĩnh vực khác nhau mà họ áp dụng. Thông thường, để tuân thủ quy định của địa phương, cáct cá nhân, doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn ISO hiện hành.

     

    Khi ISO duy trì bản quyền cho các tiêu chuẩn của mình, họ có thể ban hành tốt hơn các tiêu chuẩn và cập nhật khi cần. Sau khoảng 5 đến 7 năm, các tiêu chuẩn ISO sẽ được cập nhật để theo kịp các công nghệ mới.

     

    Đối với lĩnh vực mỹ phẩm, có 26 tiêu chuẩn được công bố, trong đó ISO 22715 được giám sát bởi ủy ban kỹ thuật sản phẩm mỹ phẩm của ISO (được thành lập vào năm 1998). Ủy ban này bao gồm các cơ quan tiêu chuẩn hóa từ các thị trường lớn, bao gồm các các nước đứng đầu ASEAN, Hoa Kỳ do ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) đại diện và hầu hết các nước Châu Âu. Hiện tại có 39 quốc gia tham gia vào việc tiêu chuẩn hóa các sản phẩm mỹ phẩm và 27 quốc gia tham gia quan sát cùng với ủy ban.

    Sự khác biệt giữa Quy định địa phương và ISO

    Có hai lý do chính khiến các quy định địa phương có sự sai lệch so với các tiêu chuẩn ISO:

     

    • Các viện tiêu chuẩn hóa quốc gia cần tìm một tiêu chuẩn chung để bắt đầu. Luật pháp địa phương có thể nghiêm ngặt hơn, khắt khe hơn các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO, tuy nhiên rất hiếm khi pháp luật địa phương mâu thuẫn với tiêu chuẩn ISO.
    • Các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia đại diện trong ủy ban ISO và các cơ quan quản lý ở các quốc gia tương ứng không giống nhau. Ví dụ: tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm (FDA) quy định về bao bì mỹ phẩm. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn được sử dụng đến từ Viện Tiêu chuẩn hóa Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) . FDA là thành viên trả phí của ANSI. Mức độ hợp tác giữa các tổ chức đóng một phần quan trọng là sự gắn kết của các tiêu chuẩn và quy định.

     

    Khi xây dựng các tiêu chuẩn, nên dựa trên quan niệm về ISO trùng khớp. Các quy định địa phương có thể vượt quá yêu cầu nhưng đó là điểm khởi đầu tốt nhất để tuân thủ các quy định quốc tế.

     

    Tài liệu tham khảo

    The ISO 22715 standard Cosmetics - Packaging and labelling provides guidelines for manufacturers in the best practices for cosmetic packaging and labelling of all cosmetic products